Nghề kế toán, kiểm toán và con đường phát triển

Chủ nhật, 18/06/2017, 16:25 GMT+7
Lượt xem : 6043

NGHỀ KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN VÀ CON ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN

 

Bạn sẽ làm gì sau khi học xong kế toán, kiểm toán

  • Một bộ phận không nhỏ các bạn sinh viên theo học ngành kế toán, sau khi ra trường sẽ làm nghề kế toán. Về cơ hội việc làm thì kế toán là công việc mà nhu cầu tuyển dụng của thị trường rất lớn.

 

Nhu cầu kế toán của thị trường khá lớn

  • Trừ các doanh nghiệp siêu nhỏ có thể không có bộ phận kế toán, các doanh nghiệp nhỏ, vừa trở nên đều có một bộ phận kế toán riêng.
  • Khi làm kế toán thì bạn có thể làm ở phòng kế toán của một doanh nghiệp bình thường. Một số bạn có thể làm cho các công ty cung cấp dịch vụ kế toán.
  • Ở phòng kế toán, công việc được chia ra nhiều phần hành nhỏ hơn. Doanh nghiệp nhỏ có thể chỉ có một kế toán, phụ trách toàn bộ công việc. Khi bạn mới ra trường thì sẽ không thể đảm đương vị trí này.
  • Khi làm ở các doanh nghiệp vừa và lớn, bạn sẽ phụ trách một phần nhỏ của các công việc kế toán. Ví dụ những công việc của một bạn kế toán mới ra trường có thể là:​
    • Phụ trách những phần kế toán không quá phức tạp như phải thu, công nợ, tài sản....
    • Phụ trách kế toán kho đối với doanh nghiệp sản xuất, thương mại
    • Trợ lý kế toán, phụ trách quản lý chứng từ sổ sách, làm các công việc vặt
    • Khi mới ra trường, thường bạn sẽ không đứng ra phụ trách ngay một phần công việc được mà sẽ cần có một người hướng dẫn bạn trong những tháng đầu. Khi bạn quen với công việc thì sẽ được làm những vị trí phức tạp hơn.

 

Trợ lý kiểm toán - Công việc mơ ước

  • Big 4 và các công ty kiểm toán thu hút rất nhiều ứng viên, hơn là các vị trí kế toán đơn thuần.
  • Big 4 hay nghề kiểm toán thường không yêu cầu bạn kinh nghiệm. Điều này khác với rất nhiều vị trí kế toán mà các doanh nghiệp đang tuyển dụng.
  • Khi vào nghề kiểm toán thì bạn sẽ có cơ hội học hỏi rất nhiều. Dù khối lượng công việc rất lớn nhưng bạn sẽ tích lỹ kinh nghiệm nhanh và nhiều hơn rất nhiều so với làm nghề kế toán.
  • Người ta vẫn hay nói là làm kiểm toán 1 năm thì sẽ có những kinh nghiệm tương đương với làm kế toán từ 2-3 năm. Vì thế mà cơ hội phát triển sau khi làm kiểm toán một thời gian thực sự là rất rộng mở.
  • Ở Việt Nam hiện có khoảng hơn 160 công ty kiểm toán. Vì vậy, bạn đừng ​quá lo lắng nếu không vào được Big 4.
  • Đa phần những người đứng đầu của các doanh nghiệp kiểm toán nhỏ cũng đều từ Big 4 ra nên văn hóa hay cách làm thường có nhiều điểm tương đồng với Big 4, mặc dù mức độ chuyên nghiệp thì sẽ không thể nào bằng Big 4 được.​

 

Học gì khi đi làm

  • Các chứng chỉ nghề nghiệp vẫn luôn là một lựa chọn sáng giá để phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán. Tuy nhiên, chi phí học và thi không hề nhỏ.
  • Rất nhiều công ty lớn có chính sách tài trợ cho nhân viên đi học (bao gồm Big 4, nhiều công ty kiểm toán trong nước; và những doanh nghiệp lớn tầm cỡ như Unilever chẳng hạn).
  • Nếu Công ty bạn làm việc có chương trình tài trợ này thì hãy cân nhắc việc đi học. Nếu tận dụng được thì hãy cố gắng đi học vì tương lai sau này.​

 

Làm gì sau 5 - 7 năm trong nghề kế toán, kiểm toán

  • Với công việc kế toán, bạn sẽ khó phát triển lên nếu không được đảm đương nhiều vị trí khác nhau. Nếu Công ty bạn làm việc không có chính sách thuyên chuyển nội bộ thì cơ hội phát triển của bạn không nhiều.
  • Lên đến vị trí Kế toán tổng hợp, bạn sẽ phụ trách rất nhiều việc và học được nhiều kiến thức. Đây cũng là vị trí giúp bạn thăng tiến lên Kế toán trưởng, CFO sau này.
  • Năm đến bảy năm là khoảng thời gian đủ để bạn thạo nghề và nhiều người lên được vị trí kế toán trưởng nếu được tạo điều kiện phát triển liên tục trong 5 - 7 năm. Đa phần những trường hợp khác thì theo kinh nghiệp cá nhân mình thấy kế toán trưởng thường có trên 10 năm làm nghề kế toán.
  • Sau năm đến bảy năm làm kiểm toán thì bạn đã có thể lên đến phó phòng/trưởng phòng kiểm toán. Với vị trí này, bạn có thể chuyển sang rất nhiều ngành khác, hoặc cũng có thể tiếp tục làm kiểm toán để phát triển thêm nữa
  • Nếu chuyển sang ngành khác thì một phó/trưởng phòng kiểm toán có rất nhiều lựa chọn. Ví dụ:
    • Sang làm lĩnh vực tài chính/đầu tư cho các quỹ
    • Chuyển sang làm kiểm toán/kiểm soát nội bộ
    • Chuyển sang làm nghề kế toán (Với 5 - 7 năm thì bạn sẽ làm ở vị trí tương đương Manager/CA ở bộ phận Kế Toán)
    • Chuyển sang làm chứng khoán, ngân hàng...
  • Trên đây là sơ lược về cơ hội nghề nghiệp, định hướng phát triển khi bạn quyết định làm nghề kế toán, kiểm toán.
  • Nghề kế toán, kiếm toán thường sẽ không giúp bạn giàu nhanh chóng được nhưng có thể giúp bạn có một công việc ổn định.

 Nguồn: blogketoan.com



Giới hạn tin theo ngày :    
Đối tác