[A²C - NEWS] ĐIỂM TIN SỐ 9

Thứ ba, 31/03/2020, 22:20 GMT+7
Lượt xem : 435

[A²C][NEWS] ĐIỂM TIN SỐ 9

Chào các bạn, mọi người đã đón Xmas như thế nào nhỉ? Các bạn có tận hưởng không khí Noel bằng dòng người đông đúc rồi sau đó khuya mới về đến nhà không? 

 Lại một tuần nữa sắp sửa trôi qua các bạn, ngày quay lại giảng đường cũng cận kề. Thay vì buồn các bạn hãy dành một ít thời gian của mình để cập nhật tin tức nhé!

 

 

 1.MASAN MUỐN MUA LẠI HÃNG BỘT GIẶT VIỆT 50 TUỔI 

Masan chào mua công khai 60% cổ phần của Công ty Bột giặt NET (NETCO) với giá 48.000 đồng/cổ phiếu, tương ứng mức định giá doanh nghiệp 46 triệu USD.

Hiện cổ phiếu của công ty NETCO đang được giao dịch trên sàn HNX. Kết thúc phiên giao dịch ngày 23/12, cổ phiếu của NETCO ở vùng giá 39.000 đồng, tương ứng giá trị vốn hóa khoảng 38 triệu USD.
Giá chào mua phía Masan đưa ra là 48.000 đồng/cổ phiếu. Với mức giá này, hãng bột giặt Việt 50 năm tuổi được định giá khoảng 46 triệu USD, hệ số giá trên thu nhập (P/E) xấp xỉ 19.

Thị phần hiện tại của công ty NET trong ngành hàng bột giặt là 1,5%. Đây là con số tương đối khiêm tốn nếu so sánh với các đại gia ngoại như Unilever với 54,9% thị phần, Procter & Gamble (P&G) với 16% thị phần.

 Phía Masan tự tin có thể mang đến tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận ở mức hai chữ số cho NETCO sau thương vụ với lợi thế tính tương đồng cao và 300.000 điểm bán hàng hiện tại của Masan.
Theo báo cáo của Euromonitor, chăm sóc cá nhân và gia đình là một trong những lĩnh vực lớn và hấp dẫn nhất tại Việt Nam với giá trị thị trường khoảng 3,1 tỷ USD.

NGUỒN: ZING NEWS
 2.XUẤT KHẨU CHÂU Á LAO DỐC VÌ CUỘC CHIẾN MỸ-TRUNG 

Theo SCMP, năm nay đánh dấu 12 tháng tồi tệ nhất trong thập kỷ cho nền thương mại châu Á kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2009, mà nguyên nhân chính từ mâu thuẫn thuế quan giữa 2 nền kinh tế mạnh nhất Mỹ - Trung Quốc.

 Xuất khẩu tuột dốc
Hong Kong, Trung Quốc và Singapore đều chịu ảnh hưởng từ cuộc chiến. Xuất khẩu Trung Quốc giảm hụt 1,4%, trong khi con số này ở Hong Kong là 4,7% và Singapore là 14,9%.
Iran, nơi gánh chịu giảm sút nặng nề nhất, hiện phải đối mặt với các lệnh trừng phạt thương mại nặng nề khiến xuất khẩu trượt dốc 32,4% và nhập khẩu giảm 19,7%.

Triển vọng hồi phục
Châu Á là nơi tập trung khoảng 60% chất bán dẫn phục vụ cho thị trường toàn cầu. Theo các chuyên gia, ngành công nghiệp có thể chứng kiến sự thay đổi và tăng trưởng thêm 4,8% trong bối cảnh công nghệ 5G đang ngày càng phổ biến và sự ra đời của các nguồn năng lượng mới. Doanh số bán thiết bị bán dẫn của Mỹ - tăng 3,9% trong tháng 10 so với cùng kỳ năm trước.

NGUỒN: ZING NEWS
 3.GRAB NỘP ĐƠN XIN CẤP PHÉP HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ 
 
 Grab xác nhận đã nộp đơn cấp phép hoạt động ngân hàng điện tử ở Singapore từ năm sau trong bối cảnh startup này chọn dịch vụ tài chính là động lực tăng trưởng chính.
 
 Nếu thành công, người dùng Grab cũng như nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể tiếp cận với dịch vụ tiền gửi, vốn vay và các dịch vụ tài chính khác từ Grab.

 Ngân hàng Trung ương Singapore sẽ phát hành tối đa 5 giấy phép hoạt động ngân hàng trong thời gian tới.

NGUỒN : VTV báo điện tử
 
 
 
 
 4.NHẬT BẢN CHO PHÉP NHẬP KHẨU QUẢ VẢI TƯƠI CỦA VIỆT NAM 

 Nếu như vào được thị trường Nhật Bản trong năm 2020, Việt Nam sẽ là cái tên thứ 5 được xuất khẩu vải tươi vào Nhật Bản sau Trung Quốc, Đài Loan, Mexico và Mỹ. Hiện tại, quả vải đông lạnh của Việt Nam đang xuất khẩu rất tốt sang thị trường Nhật Bản, tạo triển vọng tốt cho quả vải tươi tới đây của nước ta.

Tại Nhật Bản, quả vải tươi được trồng chủ yếu tại 3 tỉnh Okinawa, Kagoshima và Miyazaki với sản lượng khoảng 13 tấn vào năm 2014 và đang có xu hướng giảm đi do tình trạng già hóa tại khu vực này. Sản lượng vải tươi trồng tại Nhật Bản chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với số lượng nhập khẩu. Theo thống kê năm 2016, Nhật Bản đã nhập khẩu trên 90% vải tươi từ Trung Quốc và Đài Loan, cụ thể nhập khẩu 136 tấn từ Trung Quốc và 125 tấn Đài Loan. Cũng theo điều tra về giá vải tươi tại thị trường Nhật Bản năm 2016, loại vải nhập khẩu từ Trung Quốc hiện đang có giá thành rẻ nhất với khoảng 470 Yen, tương đương gần 100.000 đồng/kg.

Quả vải đông lạnh của Việt Nam đang xuất khẩu tốt đối với thị trường Nhật Bản, có những công ty của Việt Nam xuất khẩu được số lượng khoảng 3.000 tấn/năm. Có thể nói, tiềm năng đối với quả vải tươi của Việt Nam là rất lớn, có thể xuất khẩu tới 100 - 150 tấn/năm, tuy nhiên hạn chế của quả vải tươi là mùa vụ ngắn hạn, trong khi các công ty nhập khẩu hoa quả của Nhật Bản luôn đòi hỏi 2 tiêu chí là chất lượng và sự ổn định, từ đó đặt ra vấn đề đầu tư kho lạnh và công nghệ bảo quản vải tươi đối với Việt Nam.

NGUỒN: VTV báo điện tử

 


Người viết : thanhloanbtt

Giới hạn tin theo ngày :    
Đối tác